Sử dụng công nghệ Robot dưới nước trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển

Việc theo dõi, đánh giá quá trình lan truyền, biến đổi của dầu tràn trong khối nước biển bằng cách sử dụng các công nghệ mới về Robot dưới nước được coi là cầu nối giữa các công nghệ truyền thống đang có (sử dụng các mô hình số trị và vệ tinh) trong việc xây dựng và ứng dụng các hệ thống hỗ trợ ra quyết định khi ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.

Hạm đội thiết bị không người lái tập kết trên boong tàu "Clara Campoamor", gồm 6 AUV; 1 USV, 1 UAV, trong cuộc diễn tập ở  Cartagena tháng 6 năm 2017 (Ảnh: Javier Gilabert – Nguồn: https://www.marinelink.com/news/underwater-expanded435554)

Các “đám mây” dầu loang trong khối nước biển có thể được hình thành từ các sự cố rò rỉ hay vỡ ống dẫn dưới đáy biển hoặc các sự cố đâm va tàu gây tràn dầu trên bề mặt biển. Việc sử dụng một cách thông minh các thiết bị Robot này thông cùng với việc kết hợp linh hoạt với một mô hình thủy động lực học – lan truyền dầu, theo các nhà nghiên cứu, có thể đưa  đến những kết quả chính xác hơn, các hình ảnh sinh động hơn của sự cố tràn dầu. Việc kết hợp nhiều thiết bị công nghệ Robot dưới nước sẽ hình thành thành một hệ thống hỗ trợ ra quyết định với giá cả phải chăng, hoạt động linh hoạt, chính xác và nhanh chóng, nâng cao năng lực ứng phó sự cố tràn dầu.

Mới đây, Tổng cục Các hoạt động viện trợ nhân đạo và bảo vệ dân sự của Cộng đồng châu Âu và Liên minh châu Âu đồng tài trợ pha mở rộng dự án Sẵn sàng các Robot dưới nước cho sự cố tràn dầu (e-URready4OS) nhằm mục đích xây dựng một hạm đội các thiết bị tự hành dưới nước (AUV), các thiết bị bay không người lái (UAV), thiết bị tự hành trên bề mặt biển (USV). Trên cơ sở đó, dự án hình thành cơ sở vật chất và nguồn lực cần thiết cho một hệ thống có khả năng can thiệp cao trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển bằng cách sử dụng kết hợp nhiều thiết bị tự hành dựa trên nền tảng công nghệ Robot.

Thiết bị bay không người lái X8 (X8) UAV chuẩn bị cất cánh trong đợt diễn tập.
Ảnh: Javier Gilabert – Nguồn: https://www.marinelink.com/news/underwater-expanded435554)

Mười một cơ sở nghiên cứu, trường đại học, cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải từ tám nước châu Âu là đối tác thực hiện dự án: Đại học bách khoa Cartagena - UPCT (Điều phối viên dự án); Trung tâm Hải dương học – Đại học Cyprus – OC-UC, Đại học Porto - UP, Đại học Zagreb - UZ, Sociedad Española de Salvamento y Seguridad Marítima - SASEMAR, Cơ quan Bảo vệ bờ biển Ireland - ICG, Hội Khoa học biển Scotland - SAMS, Đại học Công nghệ Tallin - TUT, Đại học Girona - UG, Trường đại học thuộc quần đảo Balears – UIB và Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy – NTNU.

Hệ thống hạm đội các thiết bị không người lái trong dự án e-URready4OS do 6 nhà sản xuất khác nhau được phối hợp thông qua phần mềm mã nguồn mở phục vụ điều khiển và giám sát (NEPTUS).

VISI tổng hợp từ MarineLink (https://www.marinelink.com/news/underwater-expanded435554) và Marine Technology Reporter.

  • 10/23/2020 2:58:20 AM